Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Sửa xong xe, trước khi giao cho khách, Nguyên lái thử và đã đâm vào cụ bà đang ngồi bán nước trước cửa nhà.

Quán nước nhà bà Hạng. Ảnh: Đỗ Việt
Bản án được TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội tuyên chiều qua, với Nguyễn Trung Nguyên (36 tuổi) là chủ xưởng sửa chữa ôtô tại phố Yên Sở. Đầu tháng 4 năm ngoái, một khách hàng mang chiếc Chevrolet đến bảo dưỡng. Ngày 10/4/2012, trước hẹn trả cho khách, Nguyên lái xe ra đường với lý do "đi kiểm tra".

Gần 15h, tại đường Tam Trinh, đoạn gần siêu thị Metro, Nguyên tông xe vào vỉa hè ,đâm bà Bùi Thị Hạng (66 tuổi) đang ngồi bán nước trước cửa nhà. Vụ tai nạn do Nguyên gây ra khiến bà Hạng tổn hại gần 85% sức khỏe, giờ phải nằm bất động.

Bị xét xử về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Nguyên khai đi trên đường Tam Trinh với tốc độ 40km một giờ. Do xe nổ lốp trước, Nguyên lạc tay lái, không kịp xử lý tốc độ. "Bị cáo quá bất ngờ, khi có giảm giác xe húc vào vật cứng bên phải đường và dừng lại thì mới biết đã gây tai nạn", Nguyên trình bày.

Nguyên lùi xe, chạy thêm được khoảng 50 mét thì bị người nhà bà Hạng bao vây giữ lại. Nguyên cho biết khi lái xe tinh thần tỉnh táo, không sử dụng chất kích thích, rượu bia. Bị cáo có bằng lái, đi xe một mình.

Sau tai nạn, gia đình bị hại yêu cầu bồi thường tổng chi phí hơn 2,7 tỷ đồng. “Mẹ tôi đang khỏe mạnh, giờ phải thở bằng ống túi dẫn khí, hút dịch liên tục. Gia đình phải bán mọi tài sản, đi vay nặng lãi để chăm sóc cho cụ hơn một năm qua”, con trai bà Hạng nói.

Nguyên không đồng ý với lý do vượt quá khả năng tài chính nên hơn một năm qua việc bồi thường vẫn chưa được giải quyết. “Lỗi do tôi, xin lỗi toàn thể gia đình. Tôi xin được khắc phục hậu quả theo khả năng của mình”, Nguyên trình bày trong lời nói sau cùng tại tòa.

Bị cáo Nguyên trong lúc chờ tuyên án. Ảnh: Đỗ Việt


Xem xét các căn cứ về bồi thường, TAND quận Hoàng Mai tuyên bị cáo Nguyên phải chi trả gần 840 triệu đồng cho bị hại, hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi tháng cho đến khi nạn nhân qua đời. Ngoài mức phạt trên, Nguyên còn phải thi hành bản án 2 năm tù giam.

Đỗ Việt
2 tiếng sau khi được uống thuốc và đưa vào phòng khám, sản phụ tử vong, khiến người nhà sáng nay kéo đến bao vây bệnh viện đòi làm rõ nguyên nhân.

 
Người nhà chị Vinh tụ tập rất đông trước cửa bệnh viện. Ảnh: H.B
Khoảng 21h đêm 4/9, chị Nguyễn Thị Vinh (24 tuổi) mang thai hơn 9 tháng phát hiện vỡ nước ối, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.

Chị Nguyễn Thị Hoài (29 tuổi) trú tại xóm 4, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, chị gái của sản phụ, người trực tiếp đưa chị Vinh nhập viện, cho biết sau khi làm thủ tục, bệnh viện đã chuyển em gái chị vào Khoa sản.

Theo chị Hoài, thời điểm đó chỉ có một y tá và 2 sinh viên thực tập. Sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu, chị Vinh được đưa trở lại phòng chờ. Đến khoảng 24h, chị Vinh đau bụng dữ dội và được y tá cho uống 3 viên thuốc trong một vỉ có 6 viên và không được biết là thuốc gì. 


Do chị Vinh quá đau, người nhà đã mời bác sĩ đến và sản phụ được chuyển sang phòng khác, đóng kín cửa. "Tôi đứng bên ngoài cửa áp tai nghe thì vẫn nghe tiếng của Vinh kêu rên rồi sau đó lặng dần", chị Hoài kể trong nước mắt.

Chừng 30 phút sau, một bác sỹ ra thông báo với anh Nguyễn Anh Trường (chồng của sản phụ) rằng chỉ cứu được mẹ và yêu cầu anh Trường ký cam kết. Nghe lời bác sỹ nên anh Trường đã ký vào giấy cam kết.

Theo chị Hoài, đến gần 3h sáng (5/9), người nhà đột ngột phát hiện, thi thể chị Vinh và đứa bé chưa sinh đã được chuyển ra nhà xác của bệnh viện.

Anh Trường cho biết, vợ chồng anh mới kết hôn, chị Vinh mang thai lần đầu được hơn 9 tháng và kết quả khám thai gần nhất được kết luận thai nhi phát triển bình thường.

Biết tin chị Vinh tử vong, người nhà sản phụ kéo tới khoa sản bệnh viện gây áp lực ép lãnh đạo viện giải thích rõ nguyên nhân cái chết.

Khoảng 8h sáng nay, Công an thành phố Vinh, cơ quan pháp y, lãnh đạo Bệnh viện và người nhà nạn nhân đã có buổi làm việc để làm rõ cái chết của sản phụ. Đến 9h30, khi cuộc làm việc ở tầng 3 của bệnh viện chưa xong thì phía dưới tầng 1, người nhà sản phụ đã đưa thi thể nạn nhân ra trước sân bệnh viện gào khóc, gây náo loạn bệnh viện.

Lực lượng công an thành phố Vinh, công an phường Hồng Sơn và bảo vệ bệnh viện đã được tăng cường để đảm bảo trật tự.

Hải Bình
Tổng thống Mỹ dự kiến vận động chủ tịch Trung Quốc ủng hộ kế hoạch tấn công chính quyền Syria, khi hai ông gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức tại California, Mỹ hồi tháng 6. Ảnh: AP


Nhà Trắng hôm qua thông báo về cuộc gặp bên lề giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở St. Petersburg, Nga. Hội nghị kéo dài trong hai ngày, bắt đầu từ hôm nay.

Theo USA Today và South China Morning Post, một trong những việc quan trọng của ông Obama tại hội nghị là kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, đối với việc can thiệp quân sự chống lại Syria.

Giới quan sát cho hay Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục sát cánh cùng Nga, phản đối can thiệp quân sự vào Syria, nhằm phản ứng lại những cáo buộc cho rằng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau vụ tấn công người dân bằng hóa học.

Tuy nhiên, các nhà quan sát dự kiến ông Tập sẽ nhẹ giọng hơn nhằm không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân vừa gây dựng được với Obama. Hai người vừa có cuộc gặp không chính thức ở California hồi tháng 6.

"Bắc Kinh có thể nói với Washington rằng họ có thể ủng hộ một cuộc tấn công chống Syria, nếu Mỹ có bằng chứng rõ ràng rằng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học", Jia Qingguo, giáo sư tại đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, dự đoán.

Đến thăm Stockholm, Thụy Điển trước khi sang Nga dự hội nghị G-20, Obama cho biết không phải ông mà chính thế giới đã thiết lập "giới hạn đỏ" cho Syria và uy tín của cộng đồng quốc tế sẽ bị đe dọa nếu họ không hành động.

Ngoài ông Tập, Obama dự kiến có cuộc gặp bên lề với lãnh đạo G-20 khác là Tổng thống Francois Hollande. Ông Hollande đang tìm kiếm sự liên minh với các nước châu Âu để ủng hộ hành động quân sự chống lại Syria.

Trung Quốc, thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, từng phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói một giải pháp chính trị là lối thoát duy nhất, bởi sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria mà không có sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc sẽ làm Syria thêm hỗn loạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Moscow không loại trừ khả năng cho phép một chiến dịch quân sự chống Syria, nếu có bằng chứng cho thấy Damascus tiến hành tấn công bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng bất cứ chiến dịch nào không được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc sẽ là xâm lược.

Trọng Giáp
Chính phủ Syria đang ráo riết chuẩn bị trước nguy cơ bị tấn công quân sự từ Mỹ, với việc thuyết phục dân chúng sơ tán, lập các lá chắn sống, và đưa ra những lời đe dọa trả đũa.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52), một trong những chiến hạm Mỹ đang ở Syria và bị nước này dọa tấn công. Ảnh: MaritimeQuest
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52), một trong những chiến hạm Mỹ đang ở Syria và bị nước này dọa tấn công. Ảnh: MaritimeQuest

Một quan chức cấp cao của Syria hôm 2/9 nói rằng, quân đội Syria và phong trào Hezbollah của người Hồi giáo Shiite ở Lebanon sẽ có những hành động đáp trả một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu bằng cách đánh vào những chiến hạm của Mỹ đang có mặt ở Địa Trung Hải.

Đề cập đến du kích Hezbollah như một lực lượng kháng chiến, Khaled Abboud, một nghị sĩ quốc hội và cũng là người luôn ủng hộ tổng thống Bashar al-Assad, cho biết: “Du kích Hezbolla và quân đội Syria giờ đây đã là một. Theo như đánh giá của tôi, Hezbollah sẽ sát cánh với Syria tấn công các chiến hạm Mỹ ở vùng biển Địa Trung Hải”.

Chính quyền của tổng thống Assad đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh, bất chấp bước đi của Obama cuối tuần qua dẫn đến sự trì hoãn một cuộc tấn công. Tổng thống Mỹ quyết định xin ý kiến quốc hội về việc triển khai tấn công Syria sau khi cho rằng chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học làm chết hơn 1.400 dân thường.

Chính phủ Syria đã cảnh báo dân chúng nên sơ tán xa khỏi các căn cứ quân sự ở ngoài phạm vi Damascus, trong khi quân đội lần đầu tiên chuyển vào ở trong các khu dân cư bên trong thủ đô, nơi tập trung các cơ sở quân sự, an ninh và cơ quan chính phủ.

Dân chúng ở thị trấn Mouadhamiyat al-Qalamoun phía bắc Damascus cho biết họ đã được lực lượng quân đội yêu cầu di tản vào ngày chủ nhật vừa rồi, do những khu vực ở gần căn cứ quân sự rất dễ trở thành mục tiêu tấn công từ Mỹ.

Ở các quận thuộc Damascus là Kfar Sousseh, Malki và Mezze, các quân nhân đã được lệnh di chuyển vào những căn hộ còn bỏ trống. Dân chúng, trong đó có một người quản lý chung cư, cho hay họ được yêu cầu mở cửa các căn hộ đang bỏ không. Nhiều chủ nhà vốn đã sơ tán khỏi thành phố trong suốt hơn hai năm nội chiến.

Một số cơ quan an ninh và những tòa nhà chính phủ quan trọng, bao gồm Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Ngoại giao đều tọa lạc tại Kfar Sousseh, nơi có nhiều khu dân cư sinh sống trong các tòa nhà cao tầng.

Quân đội cũng được tăng cường để kiểm soát nghiêm ngặt các chốt gác ở Kfar Sousseh. Nhiều xe bọc thép và xe tải trang bị súng phòng không đã được triển khai tại tất cả các ngã tư và trong các đường phố nhỏ.

Chính quyền Syria cảnh báo người dân cũng như quân đội cần thận trọng với những tin đồn, cho rằng đó có thể là một phần của cuộc chiến tâm lý do Mỹ và đồng minh thực hiện. “Những tin đồn về sự trốn chạy của những nhân vật quan trọng trong chính phủ” và “những video mạo danh giới chức Syria” nằm trong số này. Những khuyến cáo của chính quyền Syria được in tràn trang trên các báo chính thống của Syria.

Mỹ sẽ đối mặt "lá chắn sống"

Trong khi đó một tổ chức gồm những người tuyệt đối trung thành với chính phủ phát động một chiến dịch mang tên "phải bước qua xác tôi", thề rằng họ sẽ cắm trại quanh những địa điểm dễ bị quân đội Mỹ không kích, để làm lá chắn sống.

Vào hôm thứ hai, những người trung thành với ông Assad đã bắt đầu dựng lều ở núi Qassioun, nơi có thể nhìn ra Damascus và được chính phủ sử dụng làm bàn đạp để tấn công phe nổi dậy bằng tên lửa và pháo hạng nặng.

Hàng chục người biểu tình đứng trước máy quay truyền hình địa phương và quốc tế vẫy cờ và giương cao biểu ngữ với những thông điệp như “Hãy tránh xa Syria” và “Đừng lặp lại những lời nói dối như ở Iraq".

“Chúng tôi không hề sợ hãi, chúng tôi nhất định đáp trả”, Ali Habib, một sinh viên 20 tuổi, khẳng định “ Chúng tôi sẽ gác lại việc học hành và hướng tới chiến trường để đương đầu với mọi thách thức”.

Người tổ chức nhóm này, Ogarit Dandash, phóng viên Lebanon làm việc cho một kênh truyền hình thân Syria, cho biết có hàng trăm người trên khắp Syria và nước láng giềng Lebanon đã tham gia vào chiến dịch, và phong trào này còn tiếp tục được mở rộng trong những ngày sắp tới ở nhiều địa điểm khác, những nơi có nhiều khả năng trở thành mục tiêu oanh kích của quân đội Mỹ.

Dandash nhắn gửi tới Tổng thống Obama: "Tôi đã ở Syria hai năm để đưa tin về cuộc chiến bẩn thỉu này, đã tận mắt thấy những binh sĩ chính phủ bị giết chóc tàn bạo. Ngài phải cân nhắc những gì sẽ làm ở Trung Đông".

Thủ lĩnh phiến quân Hezbollah, Hassan Nasrallah, vẫn chưa có một tuyên bố công khai nào trước cáo buộc tấn công hóa học mà Mỹ đưa ra với Syria. Cũng như Syria, Hezbollah được Iran ủng hộ và bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Trong năm nay, Hezbollah đóng vai trò quan trọng giúp ông Assad bắt những tên khủng bố ở miền trung Syria, đặc biệt là ở các thành phố Damascus và Hom ở phía bắc. Các chuyên gia cho rằng Hezbollah ở Lebanon và Syria đều sở hữu tên lửa tầm xa.

Nghị sĩ Abboud của Syria, cũng như hầu hết quan chức nước này, cho rằng cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tháng trước là do quân nổi loạn thực hiện. Abboud bình luận rằng quyết định của tổng thống Obama trong việc tìm kiếm sự đồng ý của quốc hội trước khi tấn công Syria cho thấy “ông ta đã đi tới ngõ cụt”.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro của Pháp phát hành hôm thứ hai, Tổng thống Syria Assad cũng cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng nếu Mỹ tấn công Syria, tuy không nói cụ thể như Abboud. "Trung Đông là thùng thuốc súng, trong khi lửa đang đến gần", Assad nói. "Mọi người sẽ mất kiểm soát khi thùng thuốc súng phát nổ. Hỗn loạn và cực đoan sẽ lan tràn. Nguy cơ một cuộc chiến tranh khu vực đang hiện hữu", Assad nói.

Trong lúc đó, ở Địa Trung Hải, Mỹ đã triển khai năm tàu khu trục và một tàu đổ bộ chở hàng trăm lính thủy đánh bộ, chuẩn bị cho cuộc tấn công Syria có thể xảy ra bất cứ lúc nào với mục đích đáp trả lại vụ tấn công hóa học vừa rồi.

Hoàng Linh (theo WSJ)

Thứ trưởng Ngoại giao Syria tuyên bố chính quyền nước này sẽ không lùi bước trước những lời đe dọa về một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu, thậm chí cả khi chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra.

syria-1378307410.jpg
Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Muqdad. ẢnhAfrasianet

“Chính quyền Syria sẽ không thay đổi quan điểm, dù Thế chiến III xảy ra. Không người Syria nào có thể hy sinh sự độc lập của đất nước”, ông Faisal Muqdad tuyên bố trong cuộc phỏng vấn độc quyền với AFP hôm qua. “Syria đã tiến hành mọi biện pháp để đáp trả lại một cuộc xâm lược”, ông nói thêm.
Syria ráo riết chuẩn bị chiến tranh
Ông Muqdad cũng cho hay, chính quyền Syria đang huy động lực lượng từ các nước đồng minh để chuẩn bị cho khả năng xảy ra không kích, khi Tổng thống Barack Obama đang vận động quốc hội ủng hộ việc can thiệp quân sự, còn quốc hội Pháp đang tranh luận về vấn đề này.
Washington tin rằng vụ tấn công hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8, làm hơn 1.400 người thiệt mạng, là do quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad gây ra. Mỹ xem việc không kích Syria trong một phạm vi hạn chế là biện pháp cần thiết để răn đe ông Assad về việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Tổng thống Obama hôm nay nói ở Stockholm, Thụy Điển, rằng cộng đồng quốc tế “không thể im lặng” trước việc chính quyền Syria sát hại người dân của họ.
“Tôi đã trao đổi về đánh giá của chúng tôi. Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt và tôi đã nhất trí rằng trước một hành động man rợ như thế, cộng đồng quốc tế không thể nào im lặng”, ông Obama nói. “Việc làm lơ trước cuộc tấn công này sẽ chỉ tạo đà cho các cuộc tấn công khác và khiến nhiều nước khác sử dụng loại vũ khí này”.
Tổng thống Mỹ khẳng định ông sẽ không lặp lại những lỗi lầm của Washington ở Iraq khi can thiệp quân sự vào Syria. Ông tin rằng ông sẽ đạt được sự ủng hộ của quốc hội về việc không kích các mục tiêu ở quốc gia Trung Đông.
“Tôi là người phản đối cuộc chiến ở Iraq. Và tôi không muốn lặp lại lỗi lầm của chúng ta khi đưa ra những quyết định dựa trên thông tin tình báo sai lầm”, ông nói trong cuộc họp báo của ngày đầu tiên trong chuyến thăm hai ngày ở Thụy Điển.
Ông Obama cũng nói thêm rằng, ông hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thay đổi quan điểm về việc can thiệp quân sự vào Syria. “Chúng ta có thể kết thúc sự chết chóc nhanh hơn nhiều nếu Nga có một cách tiếp cận khác đến vấn đề này”, ông nói.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Thủ tướng Thụy Điển Reinfeldt cũng lên án việc sử dụng vũ khí hóa học và khẳng định "những người gây ra vụ tấn công phải chịu trách nhiệm". 
Anh Ngọc

Một bé gái 8 tuổi ở Nga trở thành trẻ mồ côi khi 4 người trong gia đình em lần lượt chết vì khí độc từ những củ khoai tây thối. 

gia-dinh-1378353475.jpg
Từ trái qua phải: Ông Mikhail, Georgy và bà Anastasia. Ảnh: East2westnews
Theo RIA Novosti, 4 thành viên một gia đình ở Cộng hòa Tatarstan, thuộc liên bang Nga tháng trước thiệt mạng khi lần lượt bước xuống hầm chứa khoai tây để trong mùa đông. Sự việc khiến thành viên duy nhất còn lại là bé gái Maria Chelysheva, 8 tuổi trở thành trẻ mồ côi. 
Cha của bé, Mikhail, 42 tuổi, là người đầu tiên bước xuống hầm khi ông không nhận ra rằng những củ khoai tây đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Ông ngất xỉu vì khí độc và chết không lâu sau đó, cảnh sát cho biết. Không thấy ông quay trở lại, người vợ, Anastasia, 38 tuổi, tiếp tục xuống tìm ông trong bóng tối và cũng hít phải khí độc. Con trai Georgy, 18 tuổi, cũng chịu chung số phận với cha mẹ. 
Bà Iraida, mẹ vợ Mikhail, 68 tuổi đã gọi hàng xóm để nói rằng có điều gì đó bất ổn và xin giúp đỡ. Sau đó, bà cũng tự xuống dưới hầm và tử vong trước khi có người đến. 
Việc họ không đóng cửa hầm làm khí độc phát tán hết ra ngoài, giúp bé Maria thoát chết khi xuống hầm. "Cô bé tội nghiệp đã nhìn thấy xác của người chết", báo Bild của Đức dẫn lời một nhà điều tra địa phương nói. Hiện bé được những người họ hàng chăm sóc. 
Bé Maria Chelysheva, 8 tuổi, nay trở thành trẻ mồ côi sau khi 4 người trong gia đình thiệt mạng vì khí độc từ khoai tây thối. Ảnh: East2westnews
Bé Maria Chelysheva, 8 tuổi, nay trở thành trẻ mồ côi sau khi 4 người trong gia đình thiệt mạng vì khí độc từ khoai tây thối. Ảnh: East2westnews
Trọng Giáp